Vấn đề tuổi tác: Người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu vitamin D; chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận khiến xương suy yếu; xương bị thoái hóa. Người cao tuổi bị loãng xương nguyên nhân là do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi.
Hoóc môn sinh dục nữ giảm: Sau khi mãn kinh thì hoóc môn sinh dục nữ giảm làm tăng nhanh tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu. Sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen dẫn đến chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.
Hoóc môn cận giáp: Canxi trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu, khi đó hoóc môn cận giáp được tiết ra nhằm điều canxi trong xương bổ sung cho máu giúp duy trì sự ổn định nồng độ canxi. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ làm cho kết cấu xương bị thưa loãng.
nguyen-nhan-va-trieu-chung-benh-loang-xuong
Người mắc bệnh loãng xương
Thiếu các chất dinh dưỡng chứa canxi, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin, và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng có thể dẫn đến loãng xương.
Hệ miễn dịch bị suy giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến loãng xương
Canxi mất đi quá nhiều do bệnh thận, các bệnh về nội tiết; hậu quả của việc dùng thuốc corticoid kéo dài.
Bệnh loãng xương thường xuất hiện ở người cao tuổi và một số ít người trẻ từ 40 tuổi. Tuy nhiên, bệnh loãng xương vẫn có thể xuất hiện ở trẻ em mà người lớn cần đề phòng cho con mình.
Những triệu chứng thường gặp của bệnh loãng xương
Đau xương: Người bệnh loãng xương thường xuyên đau nhức ở các đầu xương, đau nhức mỏi dọc ở các xương dài, có cảm giác đau như bị châm chích toàn thân, những cơn đau sẽ xảy ra nặng hơn về đêm và nghỉ ngơi cũng không làm cho triệu chứng này thuyên giảm
Đau cột sống: Các dấu hiệu đau như thắt ngang cột sống, hoặc sang một bên hoặc hai bên mạn sườn do các rễ thần kinh liên sườn bị kích thích và dẫn đến đau. Ngoài ra, đau cột sống còn kèm theo những triệu chứng như co cứng các cơ dọa cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế. Khi người bệnh nằm yên một chỗ sẽ có cảm giác dễ chịu và ít đau hơn.
nguyen-nhan-va-trieu-chung-benh-loang-xuong
Bạn cần đến cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và biết cách phòng ngừa loãng xương
Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao: Đây là triệu chứng cơ bản ở bệnh loãng xương. Khi lớn tuổi xuất hiện dấu hiệu gù vẹo cột sống và giảm chiều cao so với lúc trẻ, do các đốt sống bị lún, xẹp hoặc bị gãy lún
Các triệu chứng toàn thân: người bệnh có cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh, thường xuyên bị chuột rút, đổ mồ hôi bất thường
Kèm theo đó là những bệnh song hành với loãng xương của người cao tuổi như tình trạng thừa cân, cao huyết áp, bệnh mạch vành, tiểu đường, thoái hóa khớp…
Khi người bệnh xuất hiện những dấu hiệu rõ rệt như trên thì khối lượng xương của cơ thể đã giảm đi khoảng 30% so với lúc bình thường. Lúc này, khi chụp X-quang sẽ thấy rõ các hiện tượng của bệnh loãng xương như xương tăng thấu quang, vỏ xương bị mỏng đi, các đốt sống bị biến dạng như lún xẹp hoặc gãy lún.
- Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
- Bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến quan hệ tình dục không?
- Những phương pháp điều trị chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả hiện nay
- HỎI “Thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ tuổi phải làm sao?”
- Những thói quen xấu khiến bạn dễ bị đột quỵ – Phòng chống đột quỵ